Phiên giao dịch cuối tuần diễn ra khá giằng co khi VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ gần mốc 1,400 điểm. Mặc dù nhiều cổ phiếu lớn giảm điểm nhưng dòng tiền đã dịch chuyển sang nhóm midcaps giúp thị trường trở nên tương đối sôi động. Thanh khoản cũng có sự cải thiện so với phiên trước đó.
Dù vậy, việc khối ngoại vẫn bán ròng khá mạnh cùng mùa công bố KQKD quý 3 cận kề có thể là rào cản cho sự bứt phá của thị trường. Trong phiên cuối tuần, VN-Index tiếp tục xu hướng đi ngang, trong khi đó, giá cổ phiếu PGT tăng trưởng khá ổn định, đây là cơ hội để các nhà đầu tư có thể tích lũy thêm cổ phiếu chất lượng vào danh mục.
Theo các chuyên gia, VN-Index vẫn đang trong xu hướng tích lũy lại vùng 1,380-1,400 điểm và nhiều khả năng có những nhịp rung lắc trước khi xuất hiện xu hướng bứt phá mới. Chiến lược giao dịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại là lọc ra một số cổ phiếu tiềm năng, phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn và tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên khi chỉ số vẫn chưa vượt ngưỡng kháng cự 1,400 điểm để giải ngân dần, tuy nhiên vẫn cần hạn chế mua đuổi trong giai đoạn này và giữ lại một phần sức mua để giải ngân trong trường hợp thị trường xuất hiện cơ hội mới và VN-Index vượt 1,400 với thanh khoản tích cực hơn...
Sự hồi phục của thị trường chứng khoán phiên thứ Sáu cho thấy bên mua vẫn rất lạc quan với triển vọng thị trường. Bên bán chưa thực sự mạnh tay khi 2 phiên liên tiếp lực bán ra được lực mua hấp thụ khá tốt. Mặt bằng giá hiện tại có thể vẫn là mức giá nhiều nhà đầu tư chấp nhận được.
Nói về thị trường M&A, năm 2020, số thương vụ M&A giảm đáng kể do ảnh hưởng của bệnh dịch. Tuy nhiên, sang năm 2021, các nước đã bắt đầu kiểm soát được đại dịch và chuẩn bị nguồn lực, nguồn tiền để chuẩn bị cho các hoạt động M&A. 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ. Các nhà đầu tư đều kỳ vọng hoạt động M&A sẽ sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành nghề tập trung nhiều trong M&A là bất động sản, tài chính ngân hàng, công nghệ, logistics, dược phẩm… Nổi bật nhất là ngành bất động sản - tập trung hơn 40%, dịch vụ bị tác động mạnh bởi Covid nhưng M&A lại diễn ra mạnh mẽ (18%), hay thực phẩm đồ uống, dược phẩm, vật liệu xây dựng…
Điểm nổi bật nữa là sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp nội (có thời gian Việt Nam lo sợ nước ngoài thôn tính doanh nghiệp Việt thì nay không còn nghi ngại). Năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chiếm 18%, năm 2019-2020 là 30% cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ, các chủ thể tham gia M&A từ 2019 - quý 1/2021 thì 49% là doanh nghiệp Việt Nam. Các địa bàn xảy ra M&A thì 70% ở Việt Nam, 30% ở lãnh thổ bên ngoài. Điều này cho thấy sự vươn lên của doanh nghiệp Việt và điều này rất quan trọng.
Bàn về cơ hội M&A, nhà đầu tư có thể tham khảo mã PGT với giá vừa phải, thanh khoản tốt, tiềm năng cao khi đây là một công ty về M&A - mảng kinh doanh tốt trong bối cảnh sau đại dịch; đây là thời điểm hợp lý để cơ cấu lại các doanh nghiệp sau khi cơn bão dịch bệnh quét qua. PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Với nhiều kế hoạch M&A tiềm năng đang ấp ủ và sẽ được bật mí sớm, PGT với lãnh đạo là CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. Được biết, PGT đang ấp ủ nhiều kế hoạch M&A đầy triển vọng và sẽ bật mí trong tương lai gần. Các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.