Thanh khoản thị trường ghi nhận khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 764 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 16 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 97 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2 ngàn tỷ đồng.
Thương mại toàn cầu giảm 5% so với năm ngoái
Ngày 11/12, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết thương mại toàn cầu trong năm nay ước tính sụt giảm 5% so với năm ngoái (2022), đồng thời dự báo triển vọng ảm đạm vào năm mới 2024.
Trong báo cáo Cập nhật Thương mại toàn cầu, UNCTAD ước tính kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 đạt xấp xỉ 30,700 tỷ USD. So với năm ngoái, thương mại hàng hóa giảm gần 2,000 tỷ USD, tương đương mức giảm 8%, song thương mại dịch vụ tăng khoảng 500 tỷ USD, tương đương mức tăng 7%.
UNCTAD nhận định thương mại toàn cầu sụt giảm một phần là do xuất khẩu kém hiệu quả của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, một phần khác chịu ảnh hưởng từ nhu cầu sụt giảm ở các nước phát triển cũng như do giá cả hàng hóa giảm. UNCTAD dự báo triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn "rất bấp bênh và nhìn chung là bi quan".
Cơ quan Liên hợp quốc này nhấn mạnh rằng mặc dù một vài chỉ số kinh tế cho thấy những tín hiệu cải thiện tiềm tàng, nhưng dự báo căng thẳng địa chính trị dai dẳng, các mức nợ cao và tính bấp bênh của nền kinh tế lan rộng sẽ tác động tiêu cực đến mô hình thương mại toàn cầu.
Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 còn khó khăn
Rủi ro đối với kinh tế thế giới năm 2024
Không chỉ thương mại, mà tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới đều ghi nhận những sự sụt giảm trong năm qua do những cơn gió ngược. Khi mà chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là năm 2023 sẽ kết thúc, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia đã đưa ra dự báo về những rủi ro mà kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt trong năm 2024. Cùng điểm qua những nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm tới.
Lãi suất cao kéo dài
Rủi ro đầu tiên là lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sau cuộc đua tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương của những nền kinh tế lớn nhất sẽ tiến tới giảm tốc chu trình thắt chặt tiền tệ trong năm tới. Dù lạm phát đã xuống thang trong quý 4 năm nay, nhưng vẫn chưa đạt được mức mục tiêu 2%. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách của các nền kinh tế lớn nhiều khả năng sẽ lựa chọn hành động "tạm ngừng" tăng lãi suất, thay vì cắt giảm lãi suất.
Những thay đổi về lãi suất thường mất từ 12 đến 18 tháng mới tác động đến các nền kinh tế. Lãi suất cao khiến chi phí đi vay tăng lên, khiến người dân khắp nơi phải thắt chặt chi tiêu và có thể kéo theo làn sóng phá sản doanh nghiệp tại nhiều nước.
Kinh tế giảm tốc
Các nhà kinh tế dự đoán rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2024. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chỉ đạt 2,9% trong năm 2024 - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% trong giai đoạn 2000-2019.
Đã có một số dấu hiệu đáng lo ngại về một sự suy thoái kinh tế có thể xảy ra ở Mỹ và Liên minh châu Âu, từ đó sẽ lan rộng ra toàn thế giới.
Nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI được dự báo sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm tới. Cùng với những ích lợi không thể phủ nhận của công nghệ này, những tác động tiêu cực của AI cũng sẽ xuất hiện, dưới dạng một cơn sóng thần thông tin sai lệch, qua văn bản cũng như các hình ảnh, âm thanh và video đã được chỉnh sửa, mà người dùng bình thường sẽ rất khó phát hiện. Do đó, những kẻ phá hoại sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc thao túng chính trị, dư luận và thị trường.
Ngay cả việc sử dụng hợp pháp AI cũng có thể gây ra những hệ quả không mong muốn. Số việc làm bị mất do AI thay thế sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường lao động sẽ có sự xáo trộn lớn hơn, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ - một xu hướng sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm 2024. Việc quản trị AI sẽ đặt ra những thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách.
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2024
Bức tranh kinh tế thế giới năm sau nhiều khả năng sẽ lại tiếp tục với những gam màu không thực sự sáng sủa. Nhưng vẫn có những điểm sáng, những kỳ vọng về sự phục hồi và phát triển. Cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024.
Bà Clare Lombardelli - Nhà kinh tế trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): "Chúng tôi đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Mỹ cho năm tới, còn với châu Âu điều chỉnh giảm. Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á dự kiến sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào tăng trưởng toàn cầu trong hai năm tới. Nhìn chung, tăng trưởng GDP ở hầu hết các thị trường mới nổi đang duy trì tốt hơn so với các nền kinh tế phát triển. Ấn Độ đang chứng kiến các lĩnh vực dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư công tăng mạnh, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế. Tăng trưởng ở Indonesia, Brazil và Mexico vẫn mạnh mẽ".
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./