Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, VN-Index tăng 4,46 điểm (0,41%), lên mức 1100,76 điểm; HNX-Index tăng 0,89 điểm (0,39%), lên mức 228,16 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 462 mã tăng và 250 mã giảm.
 Ngày đăng: 21/12/2023

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 470 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt gần 10 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 46 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 1 ngàn tỷ đồng.

Số liệu gần đây của KPMG cho thấy, bất động sản đứng thứ nhì về quy mô các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), chiếm 23% trong 4,4 tỷ USD giao dịch toàn thị trường Việt Nam. Sân chơi M&A được nhận định đã có sự sôi động trở lại, tuy nhiên phần lớn lại đang thuộc về các doanh nghiệp ngoại. Trong đó, dẫn đầu là các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Chỉ sau 3 tháng, một doanh nghiệp bất động sản đến từ Malaysia đã hoàn tất xong thương vụ mua lại dự án của một doanh nghiệp trong nước, giá chốt deal hơn 7,300 tỷ đồng. Có thể nói đây là khoảng thời gian chốt deal khá nhanh trong thị trường bất động sản, bởi thời gian qua thị trường M&A chứng kiến sự ít cạnh tranh hơn khi các doanh nghiệp nội ít tham gia vào hoạt động M&A.

Đại diện chủ đầu tư đến từ Malaysia cho biết, trước đây các doanh nghiệp nội chốt deal rất nhanh, thông thường khoảng 1 tháng, nên họ thường bị mất cơ hội. Dù vậy, hiện họ lại đang phải đối mặt với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác vào Việt Nam để M&A.

Số liệu từ Cushman&Wakefield cho thấy, các nhà đầu tư ngoại chiếm đến 90% số lượng giao dịch M&A. Điều này là do doanh nghiệp nội hiện vẫn đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: tình hình chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được dòng vốn.

Dù danh mục các tài sản đang thoái vốn, cần chuyển nhượng lớn, nhưng để khối ngoại có thể xuống tiền lại không nhiều. Nguyên nhân hầu hết đến từ việc hoàn thiện pháp lý dự án.

Đại diện Savills Việt Nam cho rằng, thị trường M&A dự báo vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn cho đến khi có sự thay đổi rõ ràng trong giải quyết các vấn đề như tiền sử dụng đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các chuyên gia cho rằng "Đây cũng là một trong những thách thức chính trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Quá trình xin cấp phát và bắt đầu sản xuất này có thể là một bất lợi mà Việt Nam đang gặp phải hiện tại. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ưu điểm đang đến và đang thay đổi như thủ tục hải quan và những thay đổi về chính sách. Việt Nam đang cố gắng khiến quy trình trở nên hiệu quả hơn, nhưng tôi cho rằng so với những quốc gia xung quanh, chúng ta vẫn cần phải nỗ lực thay đổi nhiều hơn nữa".

Về lâu dài, tỷ suất sinh lợi hấp dẫn được xem là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam vẫn là thị trường được các nhà đầu tư ngoại hướng đến, với khẩu vị chính là các loại tài sản phục vụ chính cho nhu cầu an cư, lạc nghiệp.

Củng cố động lực hiện hữu, khai thác động lực tăng trưởng mới

Năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước. Trong Kỳ họp thứ 6 vừa kết thúc, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 6 - 6,5%, tương tự như năm 2023.

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam tương đương mục tiêu Quốc hội thông qua.

Cụ thể, Standard Chartered đưa ra dự báo cao nhất ở mức 6,7%, dự báo GDP Việt Nam tăng 6,3%. Các đơn vị dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 ở mức 6% gồm: Ngân hàng United Oversea, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng UOB củaSingapore.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024 trong đó ở kịch bản cơ sở (dễ xảy ra), GDP tăng 6%, kịch bản cao là 6,5% và kịch bản thấp là 5,5%. Ước tính này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế (WB 5,5%; IMF 5,8%; ADB 6%).

Sau đại dịch Covid-19, sức chống chịu của nhiều DN đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng.

Cuối năm 2023, Việt Nam có được rất nhiều cơ hội, đặc biệt thông qua hoạt động đối ngoại, đem lại ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. "Dù không đạt những mục tiêu như kỳ vọng, nhưng trong bối cảnh quốc tế, khu vực còn nhiều bất ổn và khó khăn như hiện nay, các kết quả cuối năm 2023 là rất tích cực, tạo đà tốt cho việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024"

Bên cạnh đó, qua rà soát các động lực tăng trưởng kinh tế, cơ quan này cho rằng, cả 3 mặt về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm sau. Về tiêu dùng, hiện nay tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã trên 9%, tiệm cận mức 2 con số, tạo đà tốt cho năm 2024.

Trong lĩnh vực đầu tư, cả 3 mặt gồm đầu tư Nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 là khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, ngành nghề khác phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo các chuyên gia, đầu tư tư nhân năm 2023 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tác động của các bất cập thị trường trong nước như thị trường vốn, trái phiếu DN, chứng khoán, nhưng qua đánh giá sơ bộ cho thấy, năm 2024, khả năng phục hồi và hoạt động trở lại của các thị trường này khá tốt. Như vậy, đầu tư trong nước gắn với xuất khẩu có thể khởi sắc hơn.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,600 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 14/4 - 18/4): Nhà đầu tư "thận trọng" trước những rung…

Kết thúc phiên giao dịch 18/4, VN-Index tăng 1,87 điểm (0,15%), lên mức 1219,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/04/2025

Cơ hội cho nhà đầu tư AI vào thị trường Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực…
 18/04/2025

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

Chốt phiên ngày 16/4, VN-Idnex giảm 17,49 điểm (1,42%), về mức 1210,3 điểm; VN30-Index còn 1293,25 điểm…
 17/04/2025

Thị trường vàng liên tục bứt phá

Theo Bloomberg chỉ ra, thị trường dường như không mấy quan tâm tới lệnh hoãn áp thuế với các mặt hàng…
 16/04/2025

Thị trường có khả năng bước vào giai đoạn tái tích lũy

Kết thúc phiên giao dịch 14/4, VN-Index tăng 19,74 điểm (1,61%), lên mức 1242,2 điểm; HNX-Index tăng…
 15/04/2025

Tăng tốc phát triển du lịch làm động lực cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 17,6 triệu lượt, tăng 39%; khách nội địa đạt 110 triệu…
 14/04/2025

M&A và IPO (Từ 8/4 - 11/4): Chiến lược đầu tư trong bối cảnh "VN-Index…

Kết thúc phiên giao dịch 11/4, VN-Index tăng 54,12 điểm (4,63%), lên mức 1222,46 điểm; HNX-Index tăng…
 12/04/2025

Thị trường bất động sản chờ nhịp "đón sóng"

Khép lại giao dịch 10/4, VN-Index tăng 74,04 điểm (6,77%)lên 1168,34 điểm, HNX tăng 15,74 điểm (8,17%)…
 11/04/2025

Việt Nam tiếp tục là "điểm sáng' của dòng chảy vốn FDI trong quý I/2025

Kết thúc phiên giao dịch 9/4, VN-Index giảm 38,49 điểm (3,4%), xuống mức 1094,3 điểm; HNX-Index giảm…
 10/04/2025

Góc nhìn đầu tư: Trong bối cảnh "VN-Index biến động"

Khép lại phiên giao dịch 8/4, VN-Index giảm 77,88 điểm (6,43%), xuống còn 1132,79 điểm. HNX-Index giảm…
 09/04/2025

Các doanh nghiệp hàng đầu sẵn sàng cho “cuộc đua” IPO

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nội địa không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực quản trị…
 08/04/2025

M&A và IPO (Từ 31/3 - 4/4): VN-Index chịu áp lực điều chỉnh

Kết thúc phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm 19,17 điểm (1,56%), xuống mức 1210,67 điểm; HNX-Index giảm…
 05/04/2025