Thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm tới với dư địa tăng trưởng lớn, chọn lựa nhóm cổ phiếu tiềm năng sẽ giúp nhà đầu tư đón đầu thị trường, chốt lời thành công.
 Ngày đăng: 14/12/2021

Cuối năm là thời điểm nhà đầu tư tổng kết lại hoạt động của năm qua và dự đoán các xu hướng đầu tư sinh lời của năm tới. Việc nắm bắt xu thế thị trường để cân đối lại quỹ đầu tư sẽ giúp dòng tiền của nhà đầu tư sinh lời tốt hơn trong tương lai.

Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng nổi bật, là một trong số những thị trường hoạt động tốt nhất ở châu Á. Trong quý IV, chỉ số VN-Index và thanh khoản liên tiếp lập đỉnh mới, có những phiên giao dịch lên đến hơn 2 tỷ USD. Trong tháng 12, VN-Index nằm ở mức cao (1413-1470), liên tiếp 3 phiên tăng điểm từ ngày 07-09/12, Theo đà phát triển, dự đoán chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn thu hút vốn trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Đón sóng đầu tư chứng khoán năm 2022 - Ảnh 1.

Chứng khoán vẫn là phương án đầu tư được ưu tiên

Để chọn lựa được những cổ phiếu tiềm năng sinh lời cao trong năm 2022, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của ông Kakazu Shogo, CEO của Công ty Cổ phần PGT Holdings, một doanh nghiệp nổi bật trên lĩnh vực M&A và tư vấn tài chính.

Ông Kakazu Shogo là một chuyên gia chứng khoán có kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Nhật Bản và Việt Nam. Đối với các điểm nhấn đầu tư nổi bật của chứng khoán của năm 2022, CEO Kakazu cho rằng tác động của trạng thái "bình thường mới" là rất lớn. Nền kinh tế sau đại dịch sẽ chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của dịch bệnh cũng như các chính sách vĩ mô trong và ngoài nước.

Đầu tiên là xu hướng đầu tư công. Trong năm tới, cả nước sẽ tập trung đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo phát triển kỹ thuật số. Nhờ vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ có xu hướng tăng. Việc hạ tầng được chú trọng phát triển cũng sẽ đẩy giá bất động sản tăng lên.

Ngoài ra, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tháng 7/2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 4,6 triệu USD cho Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong năm 2022, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm sẽ được đầu tư thực hiện. Ngoài cơ sở hạ tầng đường bộ, hàng không và khu công nghiệp thì cơ sở hạ tầng năng lượng cũng sẽ là điểm sáng trong năm tới.

Tiếp đến là việc nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng lên sau đại dịch sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ tác động tích cực đến cổ phiếu nhóm ngành nghề xuất khẩu hàng hóa như dệt may, thủy sản, gỗ, cao su, sắt thép… Ở trong nước, hoạt động sản xuất phục hồi cũng sẽ cải thiện tỷ lệ thất nghiệp giúp người lao động ổn định nguồn thu nhập, từ đó kích thích tiêu dùng tăng cao. Các doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống, bán lẻ và hàng không sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhờ xu thế này.

Cũng không thể bỏ qua ngành ngân hàng, đại diện tiêu biểu phản ánh sự phục hồi của kinh tế Việt Nam. Ông Kakazu dự đoán giai đoạn sau đại dịch sẽ ghi nhận sự tăng trưởng của các ngân hàng đồng thời M&A ngành tài chính - ngân hàng sẽ sôi động hơn trong thời gian tới khi Chính phủ từng bước tái cơ cấu và tinh gọn quy mô hệ thống ngân hàng. Trong 2020-2021, đã có những thương vụ M&A ngân hàng lớn như Ngân hàng Aozora (Nhật Bản) thu mua 15% số cổ phiếu của Ngân hàng Phương Đông, VP Bank bán 49% vốn FE Credit cho SMBC (Nhật Bản), thu về gần 1,4 tỷ USD hay MSB ký thỏa thuận bán 100% vốn công ty con FCCom cho đối tác nước ngoài trị giá 1.800 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Đón sóng đầu tư chứng khoán năm 2022 - Ảnh 2.

Việt Nam lọt top 5 nước có kết quả ấn tượng về GCI (Ảnh: TTXVN)

Cuối cùng là nhóm ngành M&A được dự đoán tiềm năng tăng trưởng cao khi Việt Nam càng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu (GCI) của DHL và Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, Việt Nam lọt top 5 quốc gia có chỉ số GCI ấn tượng, đứng thứ 38 trên 169 quốc gia về GCI. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia nền kinh tế tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Các doanh nghiệp M&A cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2021. Đơn cử việc Công ty Cổ phần PGT Holdings đã gây ấn tượng với nhà đầu tư nhờ cú bứt phá ngoạn mục trên thị trường chứng khoán trong năm qua. PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex (thành lập 2004). Hiện nay, PGT Holdings đã được chuyển giao cho các nhà đầu tư Nhật Bản và hoạt động tích cực trên lĩnh vực M&A, thuê ngoài nhân sự, xuất khẩu lao động, tài chính vi mô với các công ty con tại Việt Nam, Nhật Bản và Myanmar.

Trong năm 2021, cổ phiếu PGT(HNX) lập đỉnh ở mức 16.000 đồng, đạt khối lượng giao dịch cao nhất là 799.548 cổ phiếu, tương ứng giá trị 12,131 tỷ đồng. Trong tháng 12, cổ phiếu PGT ổn định ở mức giá 11.300 đến 12.200, khối lượng giao dịch lên đến hơn 100 ngàn trong ngày 02/12. Nhờ liên tục tăng thị giá và tăng thanh khoản, PGT là mã được nhiều nhà đầu tư tin tưởng nắm giữ.

Dự đoán trong năm tới, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động với nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Chọn lựa cổ phiếu nhóm ngành M&A là một quyết định thông minh cho đầu tư dài hạn.

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 15/4 - 19/4): Chờ đợi Vn-Index hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (1,52%), về mức 1174,85 điểm; HNX-Index…
 20/04/2024

Tăng trưởng xanh phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 19/04/2024

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024

M&A và IPO (Từ 8/4 - 12/4): Nhà đầu tư lưu ý giao dịch khi cổ phiếu phân…

VN-Index kết phiên ngày 12/4 với đà tăng mạnh 18,4 điểm (1,46%), lên mức 1276,6 điểm; HNX-Index tăng…
 13/04/2024

Dự báo yếu tố tác động đến CPI năm 2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/4, VN-Index dừng ở mức 1258,2 điểm, xuống 0,36 điểm (0,03%); VN30-Index…
 12/04/2024

Lao động Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp nước ngoài

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index giảm 4,26 điểm (0,34%), về mức 1258,56 điểm; HNX-Index…
 11/04/2024

Nhà đầu tư có nên rót vốn vào BĐS ở thời điểm này?

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đóng cửa tăng 12,47 điểm (1,00%), lên mức 1262,82 điểm.…
 10/04/2024

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (0,38%), về mức 1250,35 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (0,67%), về…
 09/04/2024

Doanh nghiệp FDI tăng đầu tư theo tiêu chí "xanh"

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024