Tương lai của thanh toán số tại châu Á
Những xu hướng thanh toán số đang định hình lại bối cảnh thanh toán ở châu Á, mở ra kỷ nguyên đổi mới, hiệu quả và tiện lợi. Khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng chấp nhận thanh toán số, nhu cầu về các giải pháp thanh toán linh hoạt, an toàn và cá nhân hóa sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới và định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán trên toàn khu vực
Điện thoại thông minh đã trở thành "chiếc ví", có thể thực hiện mọi loại giao dịch thông qua tích hợp ứng dụng ngân hàng trực tuyến hay ví điện tử. Phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng, nhất là giới trẻ, với các hình thức thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử, mã QR hay chuyển khoản ngân hàng. Thanh toán không tiền mặt không chỉ dành cho nhà hàng hay cửa hàng, mà còn được cả người bán hàng rong hay nhân viên giao hàng sử dụng.
Về mặt công nghệ, phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) đang ngày càng trở nên nổi bật trong khu vực, cho thấy tầm quan trọng của các giải pháp thanh toán lõi đám mây. Bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây, các doanh nghiệp có thể truy cập các giải pháp thanh toán có khả năng mở rộng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí, cho phép triển khai nhanh chóng và tích hợp liền mạch với các hệ thống hiện có.
Công nghệ mã hóa và Blockchain là phương tiện được ưa chuộng bởi tính năng bảo mật giao dịch, mang lại sự an toàn, minh bạch và tính bất biến cao hơn cho các quy trình thanh toán, qua đó, củng cố niềm tin vào hệ sinh thái thanh toán số.
Ví điện tử tiếp tục phát triển, với số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng do sự tiện lợi và bảo mật mà các nền tảng thanh toán số này cung cấp. Theo PwC Singapore, các giao dịch ví điện tử ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có giá trị 22 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gấp 5 lần, vượt mức 114 tỷ USD vào năm 2025, làm nổi bật tầm quan trọng của ví điện tử trong bối cảnh thanh toán của khu vực.
Tương tự, mã QR vẫn là phương thức thanh toán phổ biến, cung cấp các giao dịch thuận tiện và không tiếp xúc. Theo The Banker, tính đến tháng 7/2023, số lượng người dùng ứng dụng thanh toán QR tại Singapore, Malaysia và Indonesia đã đạt gần 1 triệu người. Đến năm 2025, số lượng người dùng ứng dụng thanh toán QR dự kiến sẽ tăng 78%, hơn 1,77 triệu người dùng. Tuy nhiên, thanh toán QR vẫn còn mới mẻ trong khu vực so với các loại giao dịch kỹ thuật số khác, nhưng đây vẫn là xu hướng thanh toán cần chú trọng do thu hút người dùng và áp dụng rộng rãi tại khu vực APAC trong những năm qua.
Tại Việt Nam hiện nay hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng, một số ngân hàng có số lượng giao dịch trên kênh số chiếm hơn 95%. Trong giai đoạn 2021-2023, thanh toán qua mã QR tăng trưởng cả về số lượng và giá trị, đạt hơn 170%.
Nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường tích hợp công nghệ để kết nối với ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo sự thuận tiện tối đa với các trải nghiệm mới, tiên tiến cho người mua, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Bên cạnh đó PGT Holdings cũng triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Quya trở lại với TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 17/9, VN-Index dừng ở mức 1258,95 điểm, tăng 19,69 điểm (1,59%); VN30-Index tăng 22,28 điểm (1,74%), lên mức 1303,65 điểm. HNX-Index dừng ở mức 232,3 điểm, tăng 1,46 điểm (0,63%); HNX30-Index tăng 6,35 điểm (1,28%), lên mức 504,42 điểm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./