Trên sàn Hà Nội, đóng cửa phiên, HNX-Index giảm 2,76 điểm (1,14%), xuống mức 239,68 điểm; HNX30-Index dừng ở mức 530,46 điểm sau khi hạ 8,67 điểm (1,61%). Toàn sàn có gần 3,000 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Quý 1 năm nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng hơn 13%. Tiếp tục trở thành điểm sáng của nền kinh tế sau năm 2023 dòng vốn FDI đạt cột mốc ấn tượng. Trong đó dự án đầu tư theo các tiêu chí xanh như dùng năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ máy móc đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Việt Nam là thị trường tăng trưởng rất tốt. Để nắm bắt cơ hội tăng trưởng thì chúng tôi chọn cách là phải phát triển bền vững. Dưới góc độ kinh doanh, việc đầu tư cho các giải pháp xanh như tối ưu hóa năng lượng về dài hạn cũng giúp chúng tôi giảm chi phí. Việc tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức quốc tế và ngân hàng cho các dự án xanh hiện cũng thuận lợi và chi phí rẻ hơn trước.
Các hệ thống xếp hàng tự động đã được doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mở rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Việc tăng cường đầu tư cho công nghệ, tự động hóa cũng là đặc điểm của các nhà máy được đầu tư theo tiêu chí xanh, vì nó có thể giúp giảm đi những nguồn lực lãng phí từ đó gián tiếp giảm phát thải ra môi trường.
Năm 2023 ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện, tức là vốn đã giải ngân vào Việt Nam đạt hơn 23,2 tỷ đô la Mỹ - cao nhất từ trước đến nay. Số liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển cũng cho thấy trong giai đoạn 2015 - 2022, Việt Nam thu hút gần 107 tỷ đô la Mỹ vốn FDI vào ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, cao thứ 2 trong số các nước đang phát triển.
Các chuyên gia nhận định "Việt Nam đã có sẵn nhiều yếu tố để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng nếu nói riêng về vốn FDI xanh, gần 40% diện tích đất của Việt Nam có tốc độ gió trung bình thuận lợi cho phát triển điện gió. Nhiều vùng có mức bức xạ thuận lợi để phát triển điện mặt trời. Do đó tôi cho rằng Việt Nam có lợi thế về cả chính sách và điều kiện địa lý để cạnh tranh thu hút FDI xanh".
Theo giới chuyên gia, thu hút dòng vốn FDI xanh một cách hiệu quả kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên nhiều phương diện của nền kinh tế. Trong đó có cải thiện khả năng lan tỏa công nghệ của khối FDI sang doanh nghiệp trong nước. Bởi các dự án FDI xanh thường có sử dụng công nghệ hiện đại.
Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp
Trong một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./