HNX-Index giảm 6,81 điểm xuống 272,88 điểm; toàn sàn có 49 mã tăng, 152 mã giảm và 42 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,81 điểm xuống 89,46 điểm.
Xét về khối lượng giao dịch, tổng giá trị khớp lệnh toàn sàn đạt 16.579 tỷ đồng; trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE khoảng 14.545 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 525 tỷ đồng toàn thị trường.
Tại phiên giao dịch cuối tuần (16/9) chứng kiến áp lực bán từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, đáng chú ý về cuối phiên đà giảm càng nới rộng.
Để phát triển thị trường lao động linh hoạt và bền vững, theo kiến nghị của các chuyên gia, cần đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những thị trường lao động có hướng phát triển như ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp. Đồng thời, có sự điều tiết của Nhà nước, tránh cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Nguy cơ mất cơ hội hút vốn FDI dịch chuyển sau dịch
Đánh giá về thị trường lao động trong thời gian qua, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, những kết quả rõ nét trong phục hồi kinh tế đất nước sau đại dịch giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) lấy lại được nhịp độ tăng trưởng, đồng thời mang lại sự khởi sắc của thị trường lao động Việt Nam.
Cùng với đó, bức tranh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động cũng có thay đổi lớn. Dưới tác động kép bởi đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động Việt Nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, trong đó nổi lên 2 thách thức lớn. Đó là, thiếu hụt lao động có kỹ năng, và các thay đổi rất nhanh về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số. Các thay đổi nói trên khiến cho việc khớp nối cung cầu trên thị trường lao động ngày càng khó hơn, nhất là ở những vị trí, yêu cầu kỹ năng cao.
Thách thức nói trên cũng là nút thắt của DN Việt Nam trong phục hồi và phát triển, cũng như là nguy cơ Việt Nam sẽ để mất cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19 và các biến động của chính trị quốc tế.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số "vàng" nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là "vàng". Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%; cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường. Việc thay đổi kỹ năng của lao động phụ thuộc vào công tác đào tạo nhưng sự thay đổi chương trình đào tạo chính quy tại các trường giáo dục nghề nghiệp luôn có độ trễ so với nhu cầu trên trị trường lao động. Vì vậy, các chương trình đào tạo ngắn hạn trực tiếp tại DN được coi là một trong những giải pháp tối ưu để có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt về kỹ năng lao động hiện tại.
Để khắc phục tình trạng trên, chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cần linh hoạt hơn trong cơ chế phối hợp giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các phương án phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm của DN. Kéo dài thời gian thực hiện chính sách và điều chỉnh các điều kiện để có thêm nhiều DN và người lao động được tham gia. Quốc hội, Chính phủ xem xét có ưu đãi giảm thuế thu nhập cho DN thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ tại DN đáp ứng đúng tiêu chuẩn về đào tạo nội bộ trong DN.
Chìa khóa vàng để mở cánh cửa lao động chất lượng cao
Việt Nam đang có mục tiêu và khát vọng trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Chìa khóa vàng để mở cánh cửa đầu tiên đến với mục tiêu này là nhanh chóng xây dựng lực lượng lao động chất lượng vàng, có năng suất cao, thu nhập cao. Để thực hiện điều này, cần có những giải pháp mạnh và đột phá trong đó có việc tạo điều kiện và phát huy vai trò của DN không chỉ là người sử dụng mà là chủ thể trực tiếp tham gia bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.
Đại diện cho các DN nhỏ và vừa, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân cho biết, DN nhỏ và vừa chiếm 98% trong khoảng 800.000 DN, thu hút khoảng 60% lao động. Tuy nhiên hiện nay, nhu cầu lao động của các DN rất lớn, chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Thân đề nghị một số nội dung như nghiên cứu chế độ tiền lương phù hợp với lao động tay nghề cao, tư duy đột phá để giữ chân họ. Đồng thời, xem xét, nghiên cứu giảm thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa nếu chứng minh được việc thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho người lao động (thay vì chứng minh chi phí bằng hóa đơn chứng từ phức tạp như hiện nay thì nên nghiên cứu cho DN được giảm thuế tương tự như trường hợp DN sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật…).
Có giải pháp tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong nước và ngoài nước, khuyến khích lao động học nghề, đào tạo, xuất khẩu lao động ở nước ngoài về nước làm việc, phát triển nhà ở xã hội cho họ về nước an cư lạc nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu mô hình trả lương linh hoạt, ví dụ có thể người lao động ứng trước một khoản lương khi cần để tránh tình trạng vay nặng lãi, tín dụng đen; nghiên cứu phát triển các đô thị công nghiệp như nhiều nước đã làm để tạo thuận lợi cho người lao động sinh sống, làm việc.
Vẫn "khát" lao động những tháng cuối năm
Là thị trường lao động lớn nhất cả nước, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, từ nay đến cuối năm, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của TPHCM là khoảng 136.000 - 150.000 người, tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng và nông, lâm, thủy sản.
Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí; sản xuất hàng điện tử; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống; hóa dược - nhựa - cao su chiếm 20,12%. Chín ngành dịch vụ chính gồm: Thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính viễn thông; công nghệ thông tin; truyền thông; tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; kinh doanh tài sản - bất động sản; thông tin tư vấn khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo; y tế, chiếm 52,89%.
Đáng chú ý, theo đánh giá của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, với sự thay đổi của nền kinh tế số, hầu hết các công việc đều đòi hỏi sự am hiểu về công nghệ, yêu cầu cao về kỹ năng. Do đó, người lao động cần chủ động trang bị kiến thức, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Theo đó, trong những tháng cuối năm, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 21,84%, cao đẳng (18,46%), trung cấp (25,88%), sơ cấp (20,4%); nhu cầu lao động chưa qua đào tạo (3,42%). Trong khi đó, nhu cầu việc làm của người lao động cũng tập trung ở các nhóm ngành kinh doanh, thương mại, hành chính - văn phòng – biên, phiên dịch, kế toán, nhân sự, marketing…
Còn tại TP Hà Nội, khi những tín hiệu tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, tạo hiệu ứng kích thích các hoạt động của thị trường lao động nhộn nhịp trở lại. Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân sự, đảm bảo kế hoạch hoạt động nửa cuối năm. Theo chỉ tiêu được đăng tải trên sàn việc làm Hà Nội – vieclamhanoi.vn. Theo thống kê chỉ riêng trong tháng 7/2022. Đã có hơn 500 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng ở nhiều ngành nghề như: Nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên y tế, nhân viên kinh doanh, công nhân may, kỹ sư, kế toán, công nhân sản xuất, kỹ thuật viên, lao động phổ thông…, với nhiều phân khúc mức lương, dao động từ 5 - 20 triệu đồng/tháng.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực nắm bắt cơ hội
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong lĩnh vực nguồn nhân lực
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Lĩnh vực giáo dục
PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 16/9/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 4,800 – 10,000 VNĐ. Các chuyên gia nhận định, nhiều mã cổ phiểu của doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó có mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings) đang bị giảm quá đà từ chỉ số của TTCK. Vì vậy tiếp tục chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thì trường chung, cùng tích lũy cổ phiếu trong thời gian tới chính là giải pháp tối ưu cho các nhà đầu tư.
Do đó, mã PGT trên sàn HNX chính là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.