Từ 16/08-15/09/2021, cổ phiếu PGT ghi nhận mức giá tăng trưởng 307%, từ 5200 lên 16000.
 Ngày đăng: 17/09/2021

Cổ phiếu PGT liên tục tăng trần

Những ngày vừa qua, mã PGT của Công ty Cổ phần PGT Holdings nhận được nhiều chú ý vì mức tăng trưởng với biên độ ổn định. Hiện tại, PGT đang được giao dịch ở vùng giá đỉnh từ khi niêm yết. Chốt phiên giao dịch ngày 15/09/2021, cổ phiếu PGT có giá 16000, tăng gấp 5 lần so với hồi đầu năm 2021, (ngày 4/1/2021), tiếp tục chuỗi 11 ngày tăng trần liên tiếp. 

Trong 2 tuần đầu tháng 9, PGT có khối lượng giao dịch 1,507,168, tương ứng giá trị hơn 18,9 tỷ đồng, được đánh giá là cổ phiếu có sức mua mạnh. Đây có thể coi là tín hiệu khả quan cho thấy PGT đang dần nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư.

Cổ phiếu PGT Holdings đón nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

Cổ phiếu PGT đã có chuỗi ngày chạm trần liên tiếp

Công ty Cổ phần PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex trực thuộc tập đoàn Petrolimex. Năm 2015, PGT trải qua quá trình chuyển giao, Petrolimex thoái vốn, CEO Kakazu Shogo cùng các nhà đầu tư Nhật hợp tác và đầu tư, chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực M&A (Mua bán & Sáp nhập).

Sau 6 năm hoạt động, PGT đã mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực như tài chính, tư vấn đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, giáo dục, khách sạn, công nghệ thông tin... Đặc biệt, lĩnh vực chủ lực của PGT nằm ở mũi nhọn M&A, ngành nghề đang được nhận xét có tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Hiện PGT đang sở hữu các công ty con trong và ngoài nước: Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên lĩnh vực lao động, Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư, Công ty Cổ phần PGT Japan có trụ sở tại Nhật Bản, Công ty BMF Microfinance (BMF) tại Myanmar.

Tiềm năng của cổ phiếu PGT

Năm 2020, báo cáo tài chính của PGT không mấy khả quan do bối cảnh nền khó khăn chung do dịch bệnh. Đồng thời, công ty cũng phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản lỗ đầu tư cho các công ty con và dự án lớn. Đến đầu năm 2021, tình hình kinh doanh của PGT đã bắt đầu khởi sắc, các khoản lỗ do trích lập dự phòng khoản đầu tư của công ty được khắc phục.

Báo cáo tài chính quý 2/2021 với kết quả khả quan cho thấy PGT đã vượt qua giai đoạn đầu tư, tiến vào giai đoạn thu lợi nhuận ổn định từ các dự án lớn trong và ngoài nước. Lý giải cho sự tăng trưởng, PGT cho biết công ty đã chủ động ứng phó phù hợp với trạng thái sản xuất bình thường mới. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty cũng nhận thấy nhiều thách thức đang chờ đón ở phía trước, đòi hỏi nhiều nỗ lực để thích ứng thị trường, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, tìm ra các hướng đi mới triển vọng.

Cổ phiếu PGT Holdings đón nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 2.

Biểu đồ cho thấy cổ phiếu PGT đang trên đà phát triển. (Nguồn: https://vn.tradingview.com/symbols/HNX-PGT/)

Một yếu tố khác giúp nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng của PGT chính là điểm sáng M&A trong bối cảnh Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực M&A cùng sự hợp tác sâu rộng với các nhà đầu tư Nhật Bản, PGT nhận được kỳ vọng sẽ phát huy được thế mạnh cạnh tranh của mình.

Hiện tại, hệ số rủi ro beta của cổ phiếu PGT nằm ở mức thấp (0,38 - Số liệu theo Cafe F). Chứng tỏ cổ phiếu PGT ít chịu biến động theo thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa ổn định do dịch bệnh vẫn còn chưa được kiểm soát hẳn, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chọn lựa những cổ phiếu rủi ro thấp như PGT để rót vốn.

PGT có giá trị nội tại được đánh giá tốt nhờ tổng tài sản có giá trị cao, quy mô hoạt động rộng, kết quả lợi nhuận khả quan, tiềm năng ngành nghề cao. Hiện tại, dòng tiền thị trường cũng đang có xu hướng đổ vào cổ phiếu PGT, chứng tỏ cổ phiếu có sức hấp dẫn thị trường, luôn sẵn sàng có xung lực thanh khoản cao. Ngoài ra, năng lực và tâm huyết của ban lãnh đạo cũng là một yếu tố cần xem xét. Ban lãnh đạo PGT có nhiều chiến lược sáng suốt và không ngại thay đổi các chính sách để dẫn dắt doanh nghiệp theo hướng tích cực. 

Bài viết liên quan

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024

M&A và IPO (Từ 4/11 - 8/11): Thị trường cần thêm lực đỡ để giải ngân

Kết thúc phiên giao dịch 8/11, VN-Index giảm 7,19 điểm (0,57%), về mức 1252,56 điểm; HNX-Index giảm…
 09/11/2024

Việt Nam đang 'rộng đường' phát triển thương mại điện tử

Thông tin trên nêu trong Báo cáo "e-Economy SEA 2024" mới công bố của Google, Temasek, Bain & Company.…
 08/11/2024