Cơ cấu dân số của chúng ta đang ở trong thời kỳ lợi thế với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng, cơ hội cho Việt Nam tận dụng để tăng trưởng và phát triển.
 Ngày đăng: 11/09/2023

photo-1694354421471

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội "dân số vàng" đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tăng năng suất lao động.

Kết quả tăng trưởng đã thể hiện tính hiệu quả trong các chính sách điều hành, quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Lợi thế từ cơ cấu "cơ cấu dân số vàng," không giống với nhiều quốc gia phát triển hiện đang phải trải qua tình trạng dân số giảm, "lão hóa" lực lượng lao động và gia tăng tỷ lệ người già, người nghỉ hưu.

Việt Nam hiện nay đang có "cơ cấu dân số vàng," duy trì được mức sinh tiệm cận mức sinh thay thế, điều này giúp tái cân bằng dân số và "trẻ hóa" lực lượng lao động.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Một trong những lý do là nền kinh tế mặc dù đã tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng lại chủ yếu dựa vào khai thác lao động giá rẻ và giản đơn.

Cơ hội để Việt Nam phát triển

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với quy mô dân số đã vượt mốc 100 triệu người, mở ra cơ hội lớn cho phát triển đất nước.

Đặc biệt, quy mô dân số vượt mốc 100 triệu người là nguồn lực vững vàng cho thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội sắp tới, là cơ hội phát triển đất nước nhanh, bền vững. Không chỉ thế, cơ cấu dân số của chúng ta đang ở trong thời kỳ lợi thế với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng, cơ hội cho Việt Nam tận dụng để tăng trưởng và phát triển.

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc Việt Nam đạt quy mô dân số 100 triệu người được coi là một dấu mốc đáng tự hào giúp nâng cao vị thế của Việt Nam đối với bạn bè và đối tác quốc tế.

Với quy mô dân số 100 triệu người cộng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển phù hợp, một môi trường chính trị ổn định, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đầy ấn tượng trong con mắt bạn bè quốc tế.

Những thách thức mà Việt Nam gặp phải

Bên cạnh đó, thách thức về già hóa dân số làm giảm nguồn lực lao động và tăng gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: Điều đáng lưu ý Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019, năm 2022 có số này khoảng 13,0% và dự báo đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Dự báo đến năm 2039, Việt Nam kết thúc thời kỳ dân số vàng và chính thức chuyển sang giai đoạn "dân số già."

Bên cạnh tác động làm suy giảm nguồn cung lao động, quá trình già hóa dân số cũng đang đặt ra; đồng thời, những thách thức to lớn về phát triển và cơ cấu lại hệ thống an sinh xã hội để thích ứng với cơ cấu dân số già từ sau năm 2040.

Không những thế, nguồn lực lao động chưa qua đào tạo còn lớn; trong số 51,7 triệu người lao động trên cả nước năm 2022 có tới 73,6% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (tương đương với khoảng 38,1 triệu lao động) và chỉ có 26,4% lao động có chuyên môn kỹ thuật; trong đó, có 7,1% người có trình độ sơ cấp; 3,7% người có trình độ trung cấp; 3,7% người có trình độ cao đẳng và 11,9% người có trình độ từ đại học trở lên).

Tính chung trên phạm vi cả nước, Việt Nam hiện đang có khoảng 38,1 triệu người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là con số lớn, chiếm đa số và trở thành một thách thức cho quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Vì vậy, Việt Nam cần chớp lấy thời cơ dân số vàng để phát triển. Hiện nay, trật tự và hoạt động kinh tế thế giới đang thay đổi mạnh mẽ; gia tăng quá trình toàn cầu hoá dịch vụ; chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt, ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thương mại điện tử minh bạch là các yếu tố không thể tách rời với xu hướng phát triển bền vững.

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, để hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu và tận dụng thành công cơ hội của cơ cấu dân số vàng đòi hỏi lực lượng lao động phải "thực sự vàng" về tri thức và kỹ năng, tay nghề.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm tạo dựng và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường lao động linh hoạt, hội nhập và bền vững đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.

Cùng đó là chủ động đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc; đồng thời thực hiện phương châm học suốt đời, học linh hoạt nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.

Đặc biệt, Chính phủ cần đổi mới hơn nữa công tác quản lý, sử dụng đánh giá và đào tạo lại đội ngũ nhân lực; đồng thời, đổi mới căn bản và toàn diện chính sách tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và đề bạt đội ngũ nhân lực trong bộ máy nhà nước.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội

Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.

Tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Quay trở lại với TTCK kết phiên ngày 8/9, Vn-Index giảm 1,66 điểm về mức 1241,48 điểm. Toàn sàn có gần 1,1 tỷ cổ phiếu khớp lệnh với giá trị 26,335 tỷ đồng. Tổng 254 mã tăng trong đó có 13 mã tăng trần, có 252 mã giảm trong đó có 2 mã giảm sàn, còn lại 61 mã đứng giá.

Sàn HNX ghi nhận phiên có 118 mã tăng, trong đó có 11 mã tăng trần, có 88 mã giảm trong đó có 3 mã giảm sàn, còn lại 62 mã đứng giá. Tổng 109,5 triệu cổ phiếu giao dịch với giá trị 2,061 tỷ đồng

Sàn Upcom ghi nhận phiên có 190 mã tăng, 151 mã giảm và 136 mã đứng giá. Tổng gần 90 triệu cổ phiếu khớp lệnh với giá trị 1,082 tỷ đồng.

Khép lại phiên giao dịch ngày 8/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024