Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 18,664 tỷ đồng với 1,061 triệu cổ phiếu trao tay. Trong đó HNX-Index là 2,197 tỷ đồng với 150 triệu cổ phiếu, UPCoM là 858 tỷ đồng với 70 triệu cổ phiếu. Nhà đầu tư nước ngoài khớp lệnh 138 tỷ đồng trên HOSE.
Khi thị trường chứng khoán đang cùng lúc phản ánh triển vọng giảm lãi suất mạnh cùng với khả năng lợi nhuận yếu của doanh nghiệp, thì khả năng xu hướng của thị trường sẽ có những nhịp điều chỉnh tích cực giai đoạn cuối năm.
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước tuần qua (29/5 – 2/6) diễn biến rất tích cực cả điểm số lẫn thanh khoản. Với mức tăng mạnh về điểm số, đặc biệt là phiên cuối tuần đã giúp thị trường chính thức phá vỡ xu hướng đi ngang, tích lũy của nhiều tuần trước đó. Thống kê cho thấy, TTCK Việt Nam lọt Top thị trường có mức tăng mạnh nhất thế giới tuần vừa qua.
Đóng cửa phiên cuối tuần 2/6, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 2,6% và chốt tuần tại mức 1090,84 điểm. Đây là mức điểm cao nhất của chỉ số này kể từ đầu tháng 2/2023. Sự tích cực cũng lan tỏa sang sàn Hà Nội với chỉ số HNX-Index tăng mạnh 3,9% lên mức 226,03 điểm và UPCoM-Index bật tăng 4,2% lên mức 83,96 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường bình quân đạt 18,497 tỷ đồng, tăng 27,2% so với tuần cuối tháng 5. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất trong vòng 25 tuần vừa qua. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh cũng vọt gần 29% lên 16,397 tỷ đồng. Theo thông tin từ các công ty chứng khoán, mức thanh khoản tăng vọt ghi dấu ấn dòng tiền nội, từ mức bình quân khớp lệnh hơn 9,000 tỷ đồng (giữa tháng 4 và tuần đầu tháng 5) đã tăng lên mức gần 16,400 tỷ đồng - đây chính là chất xúc tác giúp thị trường vượt đỉnh tháng 4 và tiệm cận vùng đỉnh tháng 2.
Theo đó, các chuyên gia cân nhắc một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới thị trường trong thời gian tới.
Thứ nhất là triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết. ước tính tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 cho 88 công ty thuộc phạm vi nghiên cứu xuống còn 4% sau khi cập nhật số liệu kết quả kinh doanh quý 1.
Các công ty niêm yết sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức trong mùa kết quả kinh doanh quý 2 và quý 3. Trên thực tế, lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn HOSE đã ghi nhận mức giảm đáng kể so với cùng kỳ, và quá trình này bắt đầu khá sớm từ quý 2/2022 cho đến quý 1/2023, trong đó biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh chủ yếu do chi phí tăng, trong khi tăng trưởng doanh thu vẫn giữ khá ổn định cho đến quý 1/2023.
Tuy nhiên, rủi ro là tăng trưởng doanh thu sẽ có thể có dấu hiệu giảm sút từ quý 2/2023 do nhu cầu trong và ngoài nước đều đang yếu. Mức tiêu dùng trong nước có thể vẫn chưa hồi phục ngay cho đến quý 4/2023, và điều này có thể đo lường được thông qua mức tăng trưởng tín dụng và tình hình nhập khẩu.
Thứ hai, về triển vọng lãi suất, theo kịch bản cơ sở, lãi suất có thể giảm thêm 50 - 100 điểm cơ bản từ nay đến cuối năm và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2024.
Với lãi suất vay mua nhà hiện tại dao động quanh khoảng 13%, các chuyên gia cho rằng có thể cần phải cắt giảm thêm lãi suất này từ 150 đến 200 điểm cơ bản mới có thể kích thích được nhu cầu trên thị trường bất động sản và điều này rất có thể sẽ xảy ra vào năm 2024.
Tại thời điểm đó, tình hình thanh khoản sẽ tốt hơn khi các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ đi vào thực tiễn.
Riêng trong năm 2023, nghị định 08 cho phép tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kéo dài nghĩa vụ thanh toán thêm tối đa 2 năm, đồng thời một số các ngân hàng cho biết họ đang chuẩn bị bổ sung thêm vốn cho các chủ đầu tư dự án có đủ pháp lý cần thiết. Điều này cũng góp phần làm vấn đề thanh khoản trong hệ thống được ổn định dần dần.
Khi thị trường chứng khoán đang cùng lúc phản ánh triển vọng giảm lãi suất mạnh ngay trong năm nay cùng với triển vọng lợi nhuận yếu của doanh nghiệp niêm yết, dự đoán xu hướng của thị trường sẽ theo hướng giằng co theo chiều tăng dần từ nay tới cuối năm. Mức độ biến động của thị trường chứng khoán vẫn sẽ ở mức khá cao.
Các yếu tố cần quan sát có thể ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán bao gồm các diễn biến của lãi suất, các chính sách mới của Chính phủ cũng như việc thực thi chính sách hiện tại sẽ giúp nền kinh tế vượt qua rủi ro suy thoái của kinh tế thế giới và có thể dần phục hồi trở lại.
Điểm tích cực là cho đến quý 3 năm nay, hầu hết các ngành sẽ có thể đi qua điểm đáy về lợi nhuận của mình.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn tích lũy dần cổ phiếu, đặc biệt khi chỉ số VNIndex ở vùng quanh 1000 điểm.
Đặc biệt xu hướng Trung lập đối với hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất bao gồm ngân hàng và bất động sản. Nhưng đối với các cổ phiếu ngân hàng, công ty chứng khoán này cho rằng thời điểm quay trở lại xem xét nhóm cổ phiếu này là từ quý 4 vì tại thời điểm đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động tái cơ cấu nợ và trích lập dự phòng của các ngân hàng, từ đó có thể ước tính thời gian hấp thụ hết nợ xấu của các ngân hàng cho chu kỳ này.
Dự đoán thị trường chứng khoán (Từ 5/6 - 9/6)
Theo dự báo của các chuyên gia, trong những phiên tới, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm và tiến lên ngưỡng kháng cự 1,100 điểm.
Tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư cá nhân giúp cho đà mua áp đảo phe bán đến từ khối ngoại và nhóm tự doanh. Dòng tiền đang chảy vào các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi 23/30 mã thuộc nhóm VN30 tăng điểm. Trong những phiên tới, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm và tiến lên ngưỡng kháng cự 1,100. Do đó các chuyên gia khuyến nghị, chiến lược giao dịch trong phiên là linh hoạt hai chiều, Bán (ngắn hạn) tại kháng cự, Mua (dài hạn) tại hỗ trợ.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 6/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,200 VNĐ./