Những yếu tố giúp Việt Nam thu hút đầu tư
Những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành một cái tên nổi bật trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á, vượt qua cả hai thị trường lâu năm là Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng đang dần tiến bước trên con đường trở thành công xưởng sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á.
Theo báo cáo đánh giá của đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam thành công vượt Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Còn về thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á theo nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia. Từ 2010-2020, Việt Nam cũng đã tăng 23 bậc lên hạng 70 trong bảng xếp hạng chỉ số "thuận lợi kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư thế giới.
Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất toàn cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra khỏi Trung Quốc. Quá trình "phân tách" chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác cũng đem đến nhiều điểm tích cực đối với Việt Nam khi nước ta trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những điều này hoàn toàn dễ hiểu khi Việt Nam có rất nhiều lợi thế và tiềm năng hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhờ dân số trẻ, mặt khác lao động của nước ta có giá rẻ hơn so với khu vực, chăm chỉ và lành nghề. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhờ tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Về lâu dài, Việt Nam là thị trường tiềm năng mà các quốc gia chú trọng.
Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội
Nếu nhanh tay nắm bắt các thương vụ đầu tư, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ đáng học hỏi chính là cách Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.