Trên sàn HNX có 102 mã tăng và 59 mã giảm, HNX-Index tăng 1,62 điểm (0,79%), lên 207,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 71,35 triệu đơn vị, giá trị gần 1.061 tỷ đồng.
Còn tại sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ 0,35 điểm (0,45%) lên 77,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33 triệu đơn vị, giá trị 356 tỷ đồng.
'Sell in May and go away' (tức 'Bán vào tháng 5 và bỏ đi') là một thành ngữ nổi tiếng trong giới tài chính thế giới. Điều này liệu có đúng với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là trong bối cảnh của thị trường hiện nay?
Câu thành ngữ "Sell in May and go away" xuất phát từ nước Anh hàng trăm năm trước, khi các nhà quý tộc thường bán cổ phiếu của họ đi vào tháng 5, quay lại mua vào khoảng giữa tháng 9.
Giai đoạn tháng 5 tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Ở Việt Nam, từ 2001 đến 2022 chỉ số VN-Index đại diện cho sàn HOSE có 13 năm tăng điểm và 9 năm giảm điểm tính riêng trong tháng 5, tuy nhiên mức giảm của chứng khoán không lớn bằng mức tăng.
Có thể điểm lại một số tháng 5 tiêu biểu như sau: Tháng 5-2008, VNIndex mất hơn 100 điểm, tương đương 20% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm 2011 liên tiếp xảy ra bất ổn chính trị và khủng hoảng nợ công ở châu Âu rất trầm trọng, Việt Nam không nằm ngoài xu thế. Tháng 5-2011, chỉ số VNIndex mất hơn 12%...
Tháng 5-2022 cũng có sự giảm điểm tương tự do quan ngại từ thị trường trái phiếu và sai phạm của các công ty lớn. Có thời điểm VNIndex giảm hơn 16%, tuy nhiên nỗ lực hồi phục đã giúp VNIndex đóng cửa ở 1292,68, mất đi 5,42%.
"Sale in May" không đúng trong năm 2020 và 2021, những năm này thị trường tăng điểm rất mạnh, lần lượt 12,4% và 7,15%.
TTCK nhiều kỳ vọng cơ hội sinh lời
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân giảm điểm hiện tại là tháng 5 thường trống thông tin. Mọi báo cáo tài chính, họp đại hội cổ đông, kế hoạch kinh doanh đều đã được công bố trước và trong tháng 4, trong khi số liệu kết quả kinh doanh quý 2 phải hết tháng 6, đầu tháng 7 mới được công bố.
Hơn nữa, đầu tháng 5 có kỳ nghỉ lễ, sau đó cũng là mùa cao điểm du lịch. Người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán để phục vụ cho nhu cầu cá nhân nên thị trường giảm điểm và thanh khoản cũng sụt giảm theo.
Năm nay, thị trường chứng khoán đang đi tới những phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4. Tính từ ngày 3-4 đến 21-4, chỉ số VNIndex đại diện cho sàn HOSE đã giảm 21,73 điểm tương ứng 2,04%, chỉ số HNX Index của sàn Hà Nội giảm nhẹ 0,58 điểm (0,28%) và chỉ số UPCOM biến động ngược chiều, tăng 1,23 điểm (1,6%).
Tuy nhiên, chỉ số UPCOM đã tăng liên tục 5 tháng với mức thanh khoản ổn định. Diễn biến chỉ số VNIndex và HNXIndex gần đây lại tăng giảm đan xen, điều này cho thấy hiện tại dòng tiền chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và xu hướng chưa thật sự rõ ràng.
Các chuyên gia nêu quan điểm rằng mỗi thị trường có đặc tính khác nhau và ở Việt Nam những nhịp giảm mạnh nhất của thị trường thường rơi vào tháng 4, đỉnh điểm là tháng 4 năm 2018 và năm 2022.
Giai đoạn này các quỹ nạp ròng rất yếu, nhà đầu tư nước ngoài bán ra các cổ phiếu vốn hóa lớn, còn các nhà đầu tư trong nước giải ngân rất thận trọng nên đã kéo giảm thị trường.
Tháng 4-2023 cũng có nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh tiêu cực: nhóm thép có dự phóng lợi nhuận thấp; nhóm chứng khoán sụt giảm lợi nhuận rất mạnh_ đều sụt giảm lợi nhuận từ 30 - 70% so với cùng kỳ; nhóm ngân hàng tăng trưởng chậm, nợ xấu gia tăng.
Các chuyên gia nhận định những trụ đỡ chính của thị trường gặp khó trong khi mức định giá của thị trường hiện tại đang khá cao, rất khó để thu hút dòng tiền thông minh tham gia vào.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên cân đối tỷ trọng danh mục của mình, thay vì đầu tư 100% vào cổ phiếu trong ngắn hạn thì hiện nay chỉ nên giữ 50% cổ phiếu và dành 30 - 50% tiền mặt phòng ngừa rủi ro, chủ động trong mọi tình huống.
Tuy vậy, hiện đang có nhiều biện pháp được trông đợi lâu nay, đang được đẩy mạnh. Chính phủ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản, thúc hạ lãi suất cho vay, giảm thuế VAT để kích cầu.
Đặc biệt Thủ tướng đã chỉ đạo sửa quy định để các ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp... Vì vậy, về dài hạn, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều kỳ vọng và dư địa tăng trưởng.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/4/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./