Theo tính toán của Bộ Tài chính, trên cơ sở đánh giá diễn biến mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian qua, dự báo CPI tháng 3 có thể tiếp tục ở mức cao do chịu tác động chủ yếu từ giá xăng dầu tăng.
Tuy nhiên, dự báo CPI bình quân 3 tháng đầu năm sẽ ở mức từ 2 - 2,1% và vẫn nằm trong kịch bản lạm phát. Nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại của năm 2022, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,5% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%.
Chỉ số giá tiêu dùng.
Liên quan đến giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho rằng, mặt hàng này trong nước đang chịu áp lực lớn về nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng và diễn biến giá thế giới. Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành để ổn định nguồn cung, nhất là nắm bắt dự báo diễn biến giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành phù hợp.
Bên cạnh đó, sử dụng Quỹ Bình ổn giá hợp lý, linh hoạt nhằm hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước; các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý...
Ngoài ra, giá xăng dầu tăng cũng tạo áp lực lên các dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ khiến các doanh nghiệp vận tải đang tính toán để tăng giá cước.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố rà soát kê khai giá của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tăng giá có phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong các yếu tố hình thành giá.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá niêm yết.
Bên cạnh đó thông tin tháng 3, Bộ lao động và xã hội có bổ sung thêm bộ luật "Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 13/11/2020 (Luật số 69), có hiệu lực từ 01/01/2022 và các văn bản hướng dẫn Luật không có quy định về việc giới hạn số lượng doanh nghiệp Việt Nam được hợp tác với 01 tổ chức tiếp nhận Nhật Bản."
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, triển khai thực hiện Luật 69, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 (có hiệu lực từ 01/01/2022), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 (có hiệu lực từ 01/2/2022) quy định chi tiết một số điều của Luật 69.
Đối với thị trường Nhật Bản, Nghị định số 112/2021/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản, hồ sơ thủ tục xác nhận danh sách người lao động; Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, quy trình và hồ sơ tài liệu đăng ký hợp đồng, mức trần tiền dịch vụ thu của người lao động (bao gồm cả chương trình thực tập sinh kỹ năng và lao động đặc định).
Ngoài ra, hiện tại Nhật Bản cũng đang đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn khác dành cho người lao động tại Nhật như tăng thời hạn hợp đồng, tăng lương, hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ một phần các khoản phí sinh hoạt…
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings là một công ty lâu năm có thế mạnh về lĩnh vực xuất khẩu lao động, nhất là xuất khẩu lao động đến Nhật Bản. Doanh nghiệp này có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex – thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004.
Thêm vào đó, trong tháng 2/2022, lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đã có buổi gặp mặt trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022.
Đặc biệt trong buổi gặp mặt phía doanh nghiệp PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng được nhấn mạnh và lãnh vực hàng đầu mà trong năm trước PGT đã hỗ trợ thành công với tình Đồng Tháp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Nhờ nhiều năm hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản của ban quản trị doanh nghiệp, PGT Holdings có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều công ty lớn tại Nhật. Điều này giúp người lao động yên tâm hơn trong việc chọn lựa môi trường chuyên nghiệp, ổn định. Cũng nhờ kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, PGT Holdings nắm chắc các quy trình, thủ tục để hỗ trợ người lao động thuận lợi hơn. Đại điện doanh nghiệp này cho biết, PGT Holdings luôn có sẵn nguồn lao động chất lượng cao để bước vào thị trường ngay khi có thể.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp vô cùng tiềm năng. Vì vậy PGT chính là một gợi ý để các nhà đầu tư giải ngân đầy hợp lý để ăn nên làm ra.