Nỗ lực kéo giảm lãi suất của nhà điều hành trong thời gian qua là đáng ghi nhận và thực tế đã góp phần đưa lãi suất tiền gửi giảm đáng kể từ đầu năm đến nay, và kế tiếp là lãi suất cho vay đã giảm thực chất hơn. Dù vậy, xu hướng lãi suất tiền đồng liên tục đi xuống gần đây, trong khi lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng vẫn neo cao, đã làm dấy lên lo ngại về các hoạt động đầu cơ tỷ giá có thể quay trở lại.
Lãi suất tiền đồng liên tục giảm, USD neo cao
Từ đầu tháng 8 đến nay, thêm một loạt ngân hàng thương mại giảm lãi suất tiền gửi. Trên thị trường dân cư, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiếp tục được điều chỉnh giảm khoảng 20-50 điểm cơ bản ở các ngân hàng thương mại cổ phần tùy loại kỳ hạn. Mức lãi suất niêm yết dành cho khách hàng tổ chức cũng đã giảm về khoảng 6,2% - 6,8% cho kỳ hạn 12 tháng - giảm khoảng 150 điểm cơ bản so với cuối năm 2022.
Đối với khách hàng cá nhân, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giao động từ 6,3% tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đến 6,4% - 7,0% tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vào khoảng 7,2% -7,6% tại nhóm còn lại.
Nếu so với mức từ 4-7%/năm tùy theo kỳ hạn ở thời điểm đầu tháng 6, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã trượt một bước dài sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ ngày 19/6/2023.
Trong khi đó, lãi suất cho vay qua đêm bằng USD lần lượt ở mức 5,07%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 5,14%/năm và 2 tuần là 5,23%/năm.
Như vậy, mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD lên tới 4,85% đang kích thích hoạt động đầu cơ, tạo sức ép lên tỷ giá, cộng với nhu cầu ngoại tệ tăng lên theo mùa vụ đã tác động không nhỏ tới tỷ giá VND/USD, buộc các cơ quan quản lý, điều hành phải quan tâm nhiều hơn.
Các chuyên gia lo ngại sự đảo chiều xu hướng lãi suất tiền đồng giảm so với lãi suất USD trong những tuần gần đây và chênh lệch lãi suất vay mượn giữa hai đồng tiền này ngày càng mở rộng có thể kích thích các ngân hàng tích cực vay tiền đồng ngắn hạn rồi chuyển đổi sang USD để cho vay lại.
Việc này vừa nhằm ăn chênh lệch lãi suất, vừa "lướt sóng" tỷ giá, đặc biệt trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất cơ bản, từ đó có thể hỗ trợ cho USD trên thị trường quốc tế.
Thực tế, thanh khoản trung bình ngày trên thị trường đạt 186 nghìn tỷ đồng - cao gần gấp 2 so với giai đoạn 2020-2021. "Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại vẫn khá tích cực sử dụng kênh liên ngân hàng nhằm tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn".
Vẫn có yếu tố hỗ trợ ổn định tỷ giá
Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ giá có áp lực tăng sẽ là một trong những yếu tố khiến xu hướng hạ lãi suất bị "ghìm chân" và nhà điều hành sẽ cần sự cẩn trọng, linh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh FED vẫn để ngỏ kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 9 tới.
Khi FED duy trì lãi suất cao sẽ tạo áp lực tới các đồng tiền của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện NHNN phản ứng chính sách tương đối kịp thời và đúng hướng. Do đó, tỷ giá USD/VND vẫn được kiểm soát.
Ngoài ra, các yếu tố như thặng dư thương mại dương; dự trữ ngoại tệ tăng, dòng FDI vẫn tích cực,… cũng giúp NHNN cải thiện được dư địa trong điều hành tỷ giá.
Đối với việc chênh lệch giữa lãi suất USD-VND ngày càng nới rộng, nếu được lựa chọn, nhà đầu tư sẽ thích giữ tiền USD hơn VND so với trước đây. Với những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán chẳng hạn, sẽ có áp lực chuyển dịch một phần tài sản về đồng USD. Tuy nhiên, điều này không đáng quan ngại bởi chênh lệch lãi suất VND-USD chỉ là một yếu tố. Còn có các yếu tố khác tác động đến quyết định của nhà đầu tư như môi trường kinh doanh, tính ổn định kinh tế vĩ mô…
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc NHNN có tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ hay không còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế trong nước, còn yếu tố bên ngoài như FED tăng lãi suất chỉ là yếu tố cân nhắc, bởi:
Thứ nhất, tăng cung tiền hỗ trợ tăng trưởng có ảnh hưởng tới lạm phát không? Tăng cung tiền phải phối hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế thực. Nếu nền kinh tế thực không thay đổi, tăng cung tiền cũng sẽ đẩy vào bong bóng tài sản. Đó là những lý do tại sao phải phối hợp chính sách tiền tệ với tài khóa. Bản thân chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không giải được bài toán kinh tế thực.
Hai là, ổn định hệ thống ngân hàng. Không thể tăng cung tiền, thúc đẩy tín dụng mà gây ảnh hưởng tới hệ thống tài chính.
Để khuyến khích dòng vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, vị chuyên gia cho rằng, mấu chốt vẫn là kích cầu nội địa. Nhu cầu tiêu dùng có tăng, doanh nghiệp bán được hàng mới kích thích nhu cầu tín dụng để mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, bài toán của chúng ta quay về câu chuyện thúc đẩy chi tiêu Chính phủ và cầu tư nhân. Đối với chi tiêu của Chính phủ, thời gian vừa qua tinh thần của Chính phủ là rất quyết liệt, song cần có sự quyết liệt hơn trong thực thi chính sách, có chính sách phải thực hiện triệt để. Ngoài ra, không thể tách trách nhiệm ra khỏi câu chuyện tăng chi tiêu.
Quay trở lại với TTCK, khép lại phiên giao dịch ngày 17/8/2023, VN-Index đóng cửa 1233,48 điểm, giảm 9,78 điểm, tương ứng 0,79%. HNX-Index đóng cửa xuống còn 248,97 điểm, giảm 2,59 điểm (1,02%). UPCoM xuống còn 92,74 điểm, giảm 0,93 điểm (0,99%). Tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1,3 tỷ cổ phiếu, tương ứng hơn 29,000 tỷ đồng.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./