Trước xu thế số hóa như hiện nay, mỗi người dân cần trở thành những người tiêu dùng thông minh, chủ động cảnh giác, thận trọng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Đồng thời, người tiêu dùng nên xây dựng những thói quen tích cực, lành mạnh để góp phần hình thành một hệ sinh thái thương mại, dịch vụ hiện đại, tiện lợi, an toàn và văn minh.
Nguy cơ bị "đánh cắp" thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân được hiểu đơn giản là tất cả những thông tin họ tên, hình ảnh, ngày tháng năm sinh, nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng... gắn liền với một cá nhân. Những thông tin này thường được người dùng khai báo, đăng tải khi tham gia mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… hay khai báo khi sử dụng các ứng dụng số, giao dịch trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), tham gia trò chơi trực tuyến cũng như khi truy cập trang quảng cáo trên các website...
Thực tế, việc lộ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Zalo… khiến người dùng gặp nhiều rắc rối, phiền toái vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi mời chào vay tiền, mua nhà, tham gia các khóa học…
Người tiêu dùng cần tỉnh táo
Trong bối cảnh thị trường dần chuyển dịch theo hướng số hóa, TMĐT và tiêu dùng đa kênh ngày càng phát triển, mua sắm trực tuyến đã trở thành một thói quen của người tiêu dùng. Cùng với đó cũng xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo, những tranh chấp liên quan đến các kênh TMĐT, tiêu dùng số…
Các chuyên gia chia sẻ: "Trong đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo, trang bị đầy đủ kiến thức trước các thông tin quảng cáo về sản phẩm được truyền tải từ các kênh bán hàng trên internet, kịp thời phản hồi các sai sót, thậm chí sai phạm cho cơ quan chức năng nếu có"
Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro mà mua sắm trực tuyến có thể mang lại, người tiêu dùng cần lưu ý trước khi mua sản phẩm nên tham khảo các đánh giá, bình luận về sản phẩm để có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn về sản phẩm định mua. Đồng thời, không nên chia sẻ thông tin cá nhân như: số thẻ tín dụng, mật khẩu... Ngoài ra, khi mua hàng cần kiểm tra kỹ địa chỉ website, hiện nhiều đối tượng mua những tên miền có các ký tự tương tự như các tên miền website TMĐT uy tín để cài mã độc, phát tán virus hoặc đánh cắp thông tin cá nhân…
Người tiêu dùng nên chọn mua hàng từ những địa chỉ website, sàn TMĐT uy tín, tin cậy, có chính sách bán hàng, trả hàng, bảo hành, khiếu nại, đầy đủ thông tin liên hệ. Đối với các kênh mua sắm qua mạng xã hội, người tiêu dùng cần cẩn trọng, nâng cao cảnh giác; tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, cách truy xuất nguồn gốc hàng hóa, mua bán cần có hóa đơn, chứng từ…
Dùng hàng Nhật trở thành thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam
Không ồ ạt thâm nhập ở nhiều mặt trận như hàng Thái Lan, hàng Nhật đã mở chiến dịch vào thị trường Việt Nam bằng hướng đi riêng. Là một nước đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe bằng những sản phẩm thân thiện và an toàn, xu hướng lựa chọn hàng Nhật Bản đang được người tiêu dùng Việt ưu tiên hàng đầu. Hàng loạt siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng bán hàng trực tuyến mở ra nhằm mở rộng thị phần và đáp ứng nhu cầu người dân đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt.
Nhận định về vấn đề này, đại diện Vụ thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, hai năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt còn biết đến hàng tiêu dùng Nhật Bản với 2 loại là hàng Nhật xuất khẩu và hàng Nhật nội địa.
Sở dĩ hàng Nhật chiếm được sự tin dùng của người tiêu dùng thế giới; trong đó có Việt Nam bởi hàng hóa Nhật Bản luôn đặt yếu tố sức khỏe con người lên vị trí số 1. Chính vì vậy, hầu hết người tiêu dùng đều rất yên tâm đến chất lượng sản phẩm khi nhìn thấy dòng chữ "made in Japan".
Cũng theo Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, có thể nói hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản lúc đầu chỉ đáp ứng một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có mức thu nhập từ khá đến cao ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa Nhật Bản tiếp cận gần nhất đối với người tiêu dùng Việt, nhiều đơn vị nhập khẩu chính ngạch đã nhập thêm cả hàng hóa trung bình đến trung bình khá để phục vụ nhu cầu theo phân khúc khách hàng. Cũng bởi lẽ đó, hàng Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm được tỉ trọng nhất định trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng của người Việt bởi chất lượng, giá cả và sự hài lòng khi sử dụng.
Bên cạnh đó, Cửa hàng miễn thuế – "Món hời" khi du lịch nước ngoài cũng là chủ đề nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Một ví dụ cụ thể, 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến .
PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Link FB: https://www.facebook.com/muahangnhatbanmienthuepgtientvietnam
Link mua sắm: https://www.taxfreeonlinejp.vn
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/5, chỉ số VN-Index tăng khá tốt với 9,78 điểm, đóng cửa 1066,9 điểm. Trên sàn HOSE, có tới có 222 mã tăng, trong khi chỉ có 82 mã tham chiếu, 140 mã giảm. Trên sàn HNX-Index tăng 0,69 điểm, đạt 215,1 điểm; còn UPCoM-Index tăng 0,92 điểm, đạt 80,05 điểm.
Thanh khoản ghi nhận trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt 11,974 tỷ đồng. Khối ngoại quay trở lại mua ròng trên cả 2 sàn niêm yết. Theo đó, trên HOSE, trên sàn HNX với giá trị 4,04 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./