Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 35.800 tỷ đồng. Trong đó, sàn HoSE chiếm hơn 32.500 tỷ đồng, tăng gần 6.900 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm đến nước ta. Thu hút vốn FDI tiếp tục là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, mỗi khi đề cập đến cơ cấu của nền kinh tế, luôn có những e ngại nhất định về sự phụ thuộc quá lớn vào FDI.
Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đã có hàng loạt dự án FDI được cấp phép trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động. Trong đó, Đồng Nai là địa phương có hoạt động thu hút đầu tư sôi động nhất. Địa phương này đã cấp phép cho 27 dự án đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn) với tổng vốn đầu tư 439 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua. Để tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại, 3 giải pháp đột phá đã được chỉ ra, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh và đặc biệt là hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Trong 2 tháng đầu năm, các khu công nghiệp tại Hà Nội đã đón nhận 1 dự án FDI mới, với quy mô tương đối lớn, 66 triệu USD. Điểm đáng chú ý là thời gian giải quyết thủ tục hành chính được giảm rõ rệt.
Tập trung tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn - đây là giải pháp đang được nhiều địa phương đẩy mạnh.
Bên cạnh các đối tác truyền thống trong khu vực, Việt Nam cần thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới có tiềm năng, sở hữu công nghệ tiên tiến. Thực tế 2 tháng đầu năm vẫn không khác với thời gian trước. Các đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam đều là đối tác truyền thống đến từ châu Á. Chỉ 5 đối tác dẫn đầu (Singapore, Hồng Công, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) đã chiếm tới 77% số dự án đầu tư mới và gần 85,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Trong khi đó, dù các nhà đầu tư Mỹ đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 12 dự án mới nhưng tổng vốn đăng ký lại chỉ đạt 3,22 triệu USD. Tuy có nhỉnh hơn nhưng các nhà đầu tư châu Âu cũng chưa mạnh dạn rót vốn vào Việt Nam. Anh, cao nhất khối châu Âu, cũng chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam 36,2 triệu USD.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua nhiều chính sách đột phá mới và có tác động tích cực đến tăng trưởng, thu hút đầu tư như là Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… Hay đơn giản hơn là các quy định về xuất nhập cảnh, các thủ tục, nội quy visa cũng tác động rất tốt đến tâm lý của nhà đầu tư khi đến Việt Nam.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 8/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,200 VNĐ./