Tín hiệu tích cực từ các công ty M&A
Thời gian qua, thị trường chứng khoán chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty M&A khi liên tục bao trùm sắc xanh phấn khởi. Có thể kể đến một số mã có mức tăng mạnh, ổn định, liên tục phá trần như cổ phiếu PGT, TGG, SMT, BII...
Đầu tiên, phải kể đến mã PGT của Công ty cổ phần PGT Holdings trên sàn HNX. PGT đang là cái tên được nhiều nhà đầu tư chú ý vì liên tục nằm trong top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và có số lượng giao dịch đột biến. PGT ghi nhận mức tăng giá vượt trội từ 2.9 trong phiên giao dịch đầu tháng 01/2021 lên đến giá chạm trần 10.3 trong phiên giao dịch ngày 08/09/2021, tăng hơn gấp 3 lần. Mỗi ngày, cổ phiếu PGT đều tăng mạnh 9-10%. So với tình hình ảm đạm vào đầu năm 2021 thì có thể nói PGT đã có được sự bứt phá ngoạn mục.
Mã PGT, SMT, BII nằm trong top 10 tăng giá mạnh nhất sàn HNX (30/8-1/9/2021). (Nguồn: https://top-10.vn/kinh-te/chung-khoan/chung-khoan-tuan-30-8-1-9-2021/)
Trong khi đó, công ty CP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (HOSE: TGG) có mức tăng liên tục trong suốt tháng 8. Từ giá 11.9 trong phiên giao dịch đầu tháng, hiện tại giá bán ra của cổ phiếu TGG đã tăng gần gấp 3 lên mức giá trần 40.35 (phiên giao dịch ngày 07/09/2021).
Công ty Cổ phần Louis Land (HNX: BII) có khối lượng bán ra cao. Chỉ trong 1 tuần từ ngày 01/09-08/09/2021, đã có 18,8 triệu cổ phiếu bán ra thị trường với tổng giá trị lên đến 102 tỷ đồng.
Một mã đáng chú ý khác là SMT của Công ty Cổ phần Sametel. SMT liên tục phá giá trần. Sau một thời gian dài giữ mức giá ổn định 7.5 thì trong tháng 8 và tháng 9, SMT liên tục bứt phá, tăng đến mức giá 21,5 trong phiên giao dịch ngày 08/09.
M&A là lĩnh vực đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư
Theo dõi tình hình của lĩnh vực M&A trong năm 2021, không khó hiểu tại sao các công ty M&A đều tăng trưởng mạnh trong thời gian này. Thị trường M&A tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế công nhận là miếng bánh ngon với khả năng sinh lời lớn trong tương lai. Điều này có được nhờ các yếu tố khách quan và chủ quan từ tình hình trong nước và quốc tế.
Đầu tiên là nhờ xu hướng các nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của việc căng thẳng leo thang giữa thương mại Mỹ Trung. Việt Nam là nước có dân số trẻ, người lao động chăm chỉ, giá thành thấp, hoàn toàn có tiềm năng trở thành công xưởng lớn của thế giới.
Tiếp đó, không thể không kể đến nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tung ra các chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Những năm qua, Việt Nam đang thực hiện cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư để phù hợp với một nền kinh tế có độ mở cao. Điều kiện chính trị ổn định là một yếu tố hết sức quan trọng giúp nhà đầu tư yên tâm hợp tác lâu dài.
M&A là thị trường đầy tiềm năng
Cuối cùng, chính bản thân Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cùng nhiều lợi thế của một quốc gia dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong nước phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng hệ thống quản trị, chiến lược kinh doanh tốt để nắm bắt cơ hội, đáp ứng được các khoản đầu tư giá trị cao.
Một ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần PGT Holdings , doanh nghiệp đang triển khai rất nhiều hoạt động tích cực nhằm thu hút đầu tư. Vào tháng 08/2021, PGT Holdings đã tổ chức thành công buổi hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" ở Tokyo Nhật Bản. Buổi hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư đất nước mặt trời mọc.
Trong buổi hội thảo, ông Kakazu Shogo - CEO PGT Holdings đã chia sẻ: "Hiện tại, Việt Nam có gần 1700 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tương tự thị trường chứng khoán của Nhật Bản năm 2000. Có nhiều công ty đã và đang nâng cấp tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên trên 49%. Ngay cả trong năm 2020, khi đại dịch Covid bùng phát vẫn có nhiều công ty nước ngoài xúc tiến đầu tư vào thị trường Việt Nam". Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh tại Nhật và 10 năm hoạt động tại Việt Nam, ông Kakazu đã thấy được tiềm năng to lớn của thị trường M&A và tin tưởng PGT Holdings sẽ đem đến nhiều cơ hội hợp tác chiến lược song phương giữa hai nước.