Đã qua rồi cái thời Bitcoin, Ethereum và các đồng tiền kỹ thuật số khác được xem là thị trường ngách của thị trường tài chính. Trong báo cáo gần nhất, Ban Ổn định Tài chính (FSB) - một cơ quan quốc tế gồm giới chức 24 nền kinh tế lớn - cho biết "sự phát triển nhanh chóng" của thị trường tiền kỹ thuật số có thể nhanh chóng đạt đến điểm mà nó trở thành "mối đe dọa với ổn định tài chính toàn cầu". Điều này là do quy mô của thị trường tiền kỹ thuật số, các lỗ hổng về cấu trúc và mối liên quan của tiền kỹ thuật số ngày càng tăng với hệ thống tài chính truyền thống.
Đánh giá của FSB được đưa ra trong bối cảnh các ngân hàng và công ty lớn tăng cường tham gia thị trường tiền số do đòi hỏi từ khách hàng, bất chấp mức độ biến động khủng khiếp của thị trường này.
Ngày 17/02, giá Bitcoin giảm gần 8% khi cả thị trường tiền số bị bán tháo.
"Các ngân hàng có tầm quan trọng về hệ thống và các tổ chức tài chính khác đang ngày càng sẵn sàng hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số và tăng sự hiện diện trong lĩnh vực tài sản số", FSB cho biết. "Nếu quỹ đạo tăng trưởng hiện tại và sự liên kết chặt chẽ giữa tài sản số và các tổ chức này tiếp tục kéo dài, việc này sẽ có tác động đến ổn định tài chính toàn cầu".
Trong năm 2021, vốn hóa thị trường tiền số có lúc tăng gấp 3 lên 2,600 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô ở ngưỡng này vẫn còn tương đối nhỏ. Đặt lên bàn cân so sánh, thị trường chứng khoán toàn cầu hiện có tổng quy mô hơn 120,000 tỷ USD.
Vậy tại sao FSB lại lên tiếng cảnh báo? Tổ chức này giải thích rằng khi những tay chơi lớn tham gia thị trường, biến động lớn trên thị trường tiền số có thể châm ngòi cho hàng loạt sự kiện bất ngờ. FSB so sánh việc này với diễn biến trên thị trường nhà đất Mỹ năm 2008 – vốn là điều châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Như trong trường hợp cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, việc tham gia ở mức độ thấp không có nghĩa rủi ro thấp, nhất khi sự minh bạch và hệ thống quy định không đủ", FSB cho biết.
Dù khởi đầu chậm chạp, các Chính phủ sắp tới có thể mạnh tay hơn. Yahoo News tuần trước đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể ban hành sắc lệnh về việc hướng dẫn các cơ quan chính phủ nghiên cứu và phát triển chiến lược quản lý tài sản số trong tuần này. Trước đó trong tháng này, Quốc hội Mỹ cũng điều trần về quy định với stablecoin (các loại tài sản số có giá trị được neo theo một đồng tiền pháp định hoặc hàng hóa).
Tuy nhiên, UBS không cho rằng nhà đầu tư nên chờ hướng dẫn của giới chức. "Giới chức có thể phải mất một thời gian dài mới được Quốc hội phê chuẩn các chính sách. Trong thời gian đó, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề trong quyền hạn hết sức hạn chế hiện tại", trích từ báo cáo tuần trước của UBS.
Năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn là 'vùng trũng' hút tiền
Năm 2022, VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1340 – 1730 điểm, dựa trên kịch bản tăng trưởng EPS 17% và mức PE dự phóng là 16,4 lần. Do đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh được ưa chuộng để thu hút các nhà đầu tư mới tham gia.
Tổng quan thế giới năm 2022 sẽ gia tăng bất ổn, trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, các ngân hàng trung ương phải rút bớt thanh khoản và sự chuyển dịch từ tài sản rủi ro sang tài sản an toàn sẽ tiếp diễn. Vì vậy, thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và hấp dẫn hơn cả các thị trường khác trên thế giới.
Cụ thể, sự kết hợp giữa tiến độ tiêm chủng, lĩnh vực sản xuất phục hồi, chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại và chính sách tiếp tục hỗ trợ có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng khoảng 6,8% vào năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,0-6,5%.
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng của Việt Nam đã dần giảm bớt sau khi Chính phủ thay đổi tư duy về đối phó với đại dịch theo Nghị quyết 128, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng trở lại của các hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022, nhu cầu thế giới tích cực sẽ giúp cho tăng trưởng xuất khẩu cao được duy trì trong năm 2022.
"Việt Nam sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhưng hãy lựa chọn những cổ phiếu phù hợp". Cổ phiếu cơ bản được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và thêm vào danh mục. "Cổ phiếu cơ bản" là cổ phiếu của các công ty đầu ngành cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ chất lượng, được quản trị tốt, và có tình hình tài chính khá quan. Đặc biệt, các công ty này có khả năng chịu được các biến động tiêu cực của chu kỳ kinh tế để có thể duy trì lợi nhuận và tăng trưởng ổn định. Đơn cử, một minh chứng cụ thể doanh nghiệp PGT Holdings đang sở hữu cổ phiếu PGT trên sàn HNX là một "cổ phiếu cơ bản."
Công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin chính là điều kiện cần và đủ để thu hút các nhà đầu tư tìm hiểu về cổ phiếu. Thêm vào đó có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh doanh (Được đo bằng ROE và ROA. ROA - tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản_Return on total assets. ROE - tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu_Return on common equity ).
Năm 2021, PGT Holdings ghi nhận thông tin nổi bật đó là 25/10/2021 PGT: Đưa cổ phiếu ra khỏi diện kiểm soát. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp luôn cung cấp thông tin minh bạch tới các nhà đầu tư dù đó có thể là thông tin bất lợi cho doanh nghiệp.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những con số cụ thể để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là tiềm năng của công ty. Sự kì vọng và nỗ lực chính là thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư chốt lời cao từ PGT.
Thành quả là trong tháng 2, ngày 18/2/2022, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng - đã bán thành công 969,301 cổ phiếu. Cùng ngày Công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo cũng đã chốt lệnh thành công mua 700,000 cổ phiếu PGT. Một lần nữa khẳng định vai trò của cổ phiếu vừa và nhỏ nói chung, cổ phiếu PGT nói riêng rất có sức hút với các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/2/2022, VN-Index tăng 18,83 điểm (0,59%) lên 1.512,05 điểm, HNX-Index tăng 8,11 điểm (1,87%) đạt 442,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,44%) lên 113,51 điểm.
Thống kê giao dịch cổ phiếu PGT Holdings.
Song song với những tác động tích cực của thị trường, cổ phiếu PGT vẫn tiếp tục chuỗi lên điểm từ đầu tuần. Khép lại phiên giao dịch ngày 23/2, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 23,338 cổ phiếu với giá đóng cửa 10,500 VNĐ.
Thêm đó cũng trong ngày 23/2, Công ty TNHH Đầu tư Vina Terrace đăng ký mua 281,000 cổ phiếu với mục đích đầu tư để sinh lời.
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại tháng đầu năm 2022 là 195,068 tài khoản, cao thứ 3 trong lịch sử và gấp 126% so với cùng kỳ tháng 1/2021, nâng tổng số tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước là 4.45 triệu tài khoản, tương đương với 4.5% dân số.
Tính riêng năm 2021, số tài khoản mở mới trong nước đạt 1.5 triệu, gấp 150% so với 1.04 triệu tài khoản mở mới trong giai đoạn 2017 – 2020. Điều này cho thấy sức hút của thị trường chứng khoán vẫn đang cao
Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ dễ biến động mạnh trước thông tin tiêu cực, nhất là khi định giá cổ phiếu đã lên mặt bằng cao hơn rất nhiều, thậm chí nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh hơn cả giá trị thật của doanh nghiệp.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Trong năm 2022, PGT Holdings đang từng bước thực hiện hóa những mục tiêu trong kế hoạch M&A, công bố thông tin minh bạch để các nhà đầu tư rót vốn sinh lời. Bên cạnh đó, cũng bật mí thêm những thông tin trong các kế hoạch với các đối tác chiến lược. PGT Holdings tin rằng với tiềm lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh khả quan từng quý, doanh nghiệp sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.