Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số cũng đóng cửa xanh nhẹ. Cụ thể, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,54 điểm, đóng cửa tại mức 241,68 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,13 điểm, lên 90,95 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán vẫn duy trì đà tăng trong phiên cuối tuần. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 34,734 tỷ đồng, trong đó riêng giá trị khớp lệnh đạt 29,265 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng đánh giá thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo đó, thị trường đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, thị trường và các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, do các luật mới chưa có hiệu lực thi hành nên chưa giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc tại thời điểm hiện nay. Cả Hà Nội và TP HCM hiện còn hơn 400 dự án gặp khó nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đưa ra thống kê, trong ba năm qua, số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư của TP HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm 2021 có 7 dự án, năm 2022 có 2 dự án và năm 2023 cũng chỉ có 2 dự án.
"Như vậy, sau 3 năm kể từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, TP HCM chỉ có 11 dự án được ‘khai sinh’, chưa kể thời gian triển khai xây dựng kéo dài nên nguồn cung không nhiều, đẩy giá nhà ngày càng tăng cao. Còn nhà ở xã hội thậm chí không có dự án nào được chấp thuận chủ trương đầu tư, theo Hiệp hội này.
Nguồn cung khan hiếm là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà liên tục tăng cao trong thời gian gần đây. Đáng nói, giá nhà tăng bất chấp cả giai đoạn thị trường trầm lắng, thanh khoản yếu.
Từ cuối năm 2023, thị trường địa ốc nhen nhóm phục hồi, nhiều doanh nghiệp cũng liên tục công bố khởi công dự án mới, rục rịch tung sản phẩm bắt nhịp chu kỳ mới. Song, mức giá của các rổ hàng mới đang được cho là khá cao.
Các chuyên gia phân tích: "Lượng tìm mua chung cư tại Hà Nội tăng đáng kể từ quý II/2023, đạt đỉnh vào tháng 8/2023. Sau đó lượng người bán ra chung cư lớn khiến lực cầu giảm. Tuy nhiên, tháng 12/2023, nhu cầu tìm kiếm chung cư tăng mạnh trở lại. Đến tháng 2/2024 đã gần quay về đỉnh của tháng 8/2023".
Bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến đáng chú ý của nhà đầu tư ngoại
Với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc bất động sản, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư.
Việt Nam thể hiện sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà còn trong bối cảnh vĩ mô, nơi kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực.
Do vậy, với lĩnh vực bất động sản, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt.
Năm 2023, nhiều nghị định, nghị quyết được thông qua nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản. Các chính sách này được kỳ vọng tăng tính dự báo và ổn định cho thị trường bất động sản, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư.
Mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại. Đơn cử, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cánh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao.
Lợi thế của các chủ đầu tư nước ngoài là về thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cùng tiêu chuẩn và chất lượng xây dựng nên các sản phẩm phát triển dù ở phân khúc cao cấp vẫn luôn được thị trường đón nhận tích cực.
Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản văn phòng cũng nhận được nhiều sự chú ý. Thị trường chứng kiến tăng trưởng nguồn cầu từ khối doanh nghiệp năng lượng, sản xuất và tư vấn, góp phần duy trì tỷ lệ lấp đầy ổn định.
Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, xu hướng thị trường văn phòng mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đầu tư và định vị sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh...
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 22/3 mã PGT dừng ở mức giá 4,100 đồng/cổ phiếu./.