Chốt phiên giao dịch ngày 21/6, VN-Index tăng 6,74 điểm lên 1118,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 875,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 17,520 tỷ đồng. Toàn sàn có 323 mã tăng giá, 108 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
 Ngày đăng: 22/06/2023

HNX-Index tăng 3 điểm lên 231,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 119,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2,119 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,63 điểm lên 85,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 75,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,145 tỷ đồng. Toàn sàn có 214 mã tăng giá, 84 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.

Khối ngoại mua ròng 37,23 tỷ đồng trên HOSE, trong khi bán ròng 75,89 tỷ đồng trên HNX và 7,98 tỷ đồng trên UPCOM.

photo-1687353457022

"3 bước đệm" để TTCK "bật tăng" sau tích lũy

#1 Tiền vào chứng khoán tăng trở lại

Thanh khoản tăng nhanh trong nửa đầu tháng 6 khi thị trường một lần nữa ghi nhận những phiên giao dịch vượt 1 tỷ USD.

Sau khi chạm đáy vào cuối tháng 4, thanh khoản của thị trường chứng khoán bắt đầu tăng trở lại, cùng với nhịp phục hồi của chỉ số. Riêng từ đầu tháng 6, sàn HoSE đã ghi nhận hai phiên có tổng giá trị khớp lệnh và thỏa thuận vượt 20,000 tỷ đồng, trong đó phiên 8/6 đạt gần 23,700 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD.

Đà tăng của thị trường không chỉ tập trung vào một số phiên giao dịch đột biến. Quy mô giao dịch bình quân phiên trong bốn tháng gần đây đã tăng liên tục.

Tháng 3, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trên HoSE chỉ đạt hơn 9,200 tỷ đồng. Con số này tăng hơn 20% lên gần 11,200 tỷ đồng trong tháng 4, tăng tiếp lên 12,200 tỷ trong tháng 5. Riêng trong nửa đầu tháng 6, quy mô giao dịch trung bình mỗi phiên của HoSE lên tới 17,400 tỷ đồng, gần gấp đôi so với trước đó ba tháng.

photo-1687353458380

Riêng trong nửa đầu tháng 6, quy mô giao dịch trung bình mỗi phiên của HoSE lên tới 17,400 tỷ đồng, gần gấp đôi so với trước đó ba tháng và tương đương mức trung bình của năm 2022.

Giao dịch trên thị trường sôi động hơn khi VN-Index lấy lại đà tăng trong những tháng gần đây. Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt dòng tiền như ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản đều giao dịch khởi sắc, nhiều mã tăng với tốc độ hai chữ số so với vùng đáy cuối quý I. Chỉ số của sàn HoSE cũng trở lại ngưỡng 1,100 điểm và đang giao dịch giằng co gần vùng kháng cự 1,120-1,130 điểm.

Một trong những động lực cho dòng tiền trở lại với thị trường là việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất cơ bản từ đầu năm.

"Điều này đã tạo hiệu ứng tích cực nhờ kỳ vọng dòng tiền nhàn rỗi sẽ chuyển dịch sang thị trường chứng khoán khi lãi suất huy động giảm", báo cáo của ACBS (Công ty Chứng khoán ACB) viết.

Lãi suất là chỉ báo ngược chiều với thị trường chứng khoán. Về mặt nguyên lý, các chuyên gia cho rằng khi lãi suất rẻ hoặc đi ngang thì giá cổ phiếu tăng và ngược lại khi lãi suất tăng thì giá cổ phiếu giảm. Lý do là lãi suất cao khiến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì chịu chi phí cao hơn, tác động đến kỳ vọng của nhà đầu tư trên thị trường. Ngoài ra, lãi suất cao cũng khiến một phần tiền từ chứng khoán bị rút ra để gửi vào hệ thống ngân hàng.

Giai đoạn thanh khoản của thị trường giảm mạnh trong nửa cuối năm ngoái và quý I năm nay cùng thời điểm Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản, còn các nhà băng thương mại liên tục đẩy lãi suất huy động lên cao. Môi trường lãi suất "dễ thở" hơn, có thể cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp và thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh nhờ tăng cường vay vốn để nắm bắt cơ hội trong bối cảnh nhu cầu yếu từ cả thị trường bên trong và bên ngoài. Những yếu tố này giúp cổ phiếu nhiều doanh nghiệp được chú ý nhờ vào triển vọng tích cực trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, khi lãi suất liên tục giảm từ đầu năm, dòng tiền có xu hướng trở lại với thị trường chứng khoán, đặc biệt ở nhóm nhà đầu tư cá nhân. Trong tháng 5, nhà đầu tư cá nhân là nhóm chi phối khi mua ròng mạnh mẽ, tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên sàn HoSE trong tháng 5 đạt 85%, cao nhất trong 7 tháng trở lại.

#2 Niềm tin trên thị trường chứng khoán đã trở lại

Theo các chuyên gia, niềm tin trên thị trường chứng khoán cần được củng cố, qua đó gia tăng sức hút các dòng vốn chảy vào thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều biến động, một phần do những biến động nhanh và không thể dự đoán từ yếu tố chính trị và kinh tế thế giới, một phần do những sự kiện không thuận lợi từ nội tại trong nước. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường chứng khoán trong một vài tháng trở lại đây cho thấy, niềm tin của nhà đầu tư đang dần ổn định, với kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế. Từ nay đến cuối năm 2023, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ giúp cải thiện dòng vốn kích cầu kinh tế, nhưng vẫn cần thêm thời gian để nền kinh tế thực sự khởi sắc, bởi nguy và cơ trong giai đoạn hiện tại đan xen.

Tuy nhiên, sự quay trở lại của nhà đầu tư cá nhân là chủ yếu. Chúng ta vẫn cần có những biện pháp để thu hút các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài cả trong ngắn và dài hạn. Niềm tin thị trường đến từ nhiều yếu tố, không chỉ đơn thuần đến từ chính sách, môi trường kinh doanh, hay nội tại doanh nghiệp. Để lấy lại niềm tin cho thị trường, chúng ta cần một chính sách nhất quán, mạch lạc, rõ ràng.

Vai trò kiến tạo của cơ quan quản lý ở giai đoạn hiện nay rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng doanh nghiệp trên thị trường để đón dòng vốn ngoại vào Việt Nam. Với thị trường vốn, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tập trung vào việc tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn.

Trong đó, trái phiếu vẫn sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi sai lầm từ một vài cá thể. Đối với kênh huy động qua phát hành cổ phiếu, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó khăn hơn trong việc huy động vốn cổ phần. Nhưng tốc độ cũng như sự hồi phục bền vững của thị trường phụ thuộc vào sự kiến tạo từ phía cơ quan quản lý cũng như các thành viên tham gia thị trường. Sau giai đoạn này, chúng ta có thể tự tin về sự hồi phục nhanh của thị trường chứng khoán.

#3 Tài khoản chứng khoán mở mới vượt ngưỡng 100,000

Lần đầu kể từ tháng 9/2022, quy mô tài khoản chứng khoán mở mới theo tháng vượt mốc 100,000, gấp hơn 4 lần tháng trước.

Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đăng ký gần 105,000 tài khoản chứng khoán mới trong tháng 5 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 và gấp hơn 4 lần quy mô tài khoản mở mới tháng trước.

photo-1687353458839

Tài khoản chứng khoán mở mới mỗi tháng.

Quay trở lại với mã cổ phiếu cụ thể, PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Trong bối cảnh hiện nay, mã PGT nổi bật với mức giá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành, bên cạnh đó thanh khoản cũng cải thiện trong khi thị trường chứng khoán khiêm tốn các thông tin vĩ mô. Điều này như 1 điểm sáng của những mã cổ phiếu vừa và nhỏ có nền tảng kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt ngày 30/6/2023 sắp tới PGT Holdings sẽ thực hiện kế hoạch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.

Khép lại phiên giao dịch ngày 21/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,000 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024